Cùng với quá trình thay da đổi thịt của mảnh đất “nơi hồi sinh những mảnh đời bất hạnh”- Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 2 Hà Nội đang nỗ lực chuyển mình thay đổi từ mệnh lệnh, kỷ cương sang tình thương, trách nhiệm. Các hoạt động chăm lo cho người bệnh yếu thế được thay đổi toàn diện về mọi mặt. Trong đó phải kể đến mô hình Phát triển sân chơi phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần. Đối với người bình thường các hoạt động thể dục thể thao là để rèn luyện sức khỏe, giảm stress trong cuộc sống. Nhưng đối với những người bệnh đặc biệt nơi đây việc tổ chức cho họ tham gia các hoạt động thể thao, các hoạt động trị liệu mang nhiều ý nghĩa về mặt sức khỏe và tái thiết hành vi xã hội, phục hồi chức năng. Trên thực tế họ gặp khó khăn về nhiều mặt trong cuộc sống như: học tập, việc làm, sự kỳ thị, sức khỏe, tâm lý, hành vi, kỹ năng giao tiếp… chính những đặc điểm tâm lý, năng lực nhận thức hành vi, khả năng tư duy, cũng như sức khỏe thể chất, các chức năng bị giảm sút, trở ngại trong sinh hoạt, lao động, học tập…chẳng hạn người tâm thần muốn được tham gia vào các hoạt động mang tính sáng tạo nhưng do tư duy cùi mòn, rối loạn cảm xúc. Do vậy, họ không thể tham gia vào một số lĩnh vực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, cũng như bao người bình thường khác, những mảnh đời yếu thể nơi đây cũng có các nhu cầu cơ bản để sống và tồn tại, người bệnh có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và tái thiết các mối quan hệ xã hội duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định, có cuộc sống lành mạnh, chủ động tham gia các hoạt động hằng ngày của chính bản thân họ.
Từ việc xác định mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, phát triển các mô hình trị liệu. Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 2 Hà Nội hiện đang chăm sóc cho trêm 700 bệnh nhân tâm thần, đơn vị đã mạnh dạn huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển sân chơi phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần. Mục đích là tạo sân chơi lành mạnh cho người bệnh vận động trách ngồi một chỗ, làm giảm nhẹ các rối loạn bệnh lý, đồng thời thiết lập các cách ứng xử trong cuộc sống, giúp cho các bệnh nhân giải quyết các tình huống thường nhật. Tăng cường chức năng vận động, chức năng giao tiếp giúp người bệnh củng cố ngôn ngữ, rèn luyện tư duy và tạo tính chủ động khi giao tiếp, tăng cường kỹ năng trình bày vấn đề trước người khác. Các hoạt động được duy trì hằng ngày tạo lập thói quen cho người bệnh.
Có thể thấy rằng, việc xây dựng và phát triển sân chơi phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần ở Trung tâm khá phong phú và đa dạng, điều này trang bị cho người tâm thần nhiều kiến thức và kỹ năng để họ có thể tự hòa nhập được với cuộc sống và có thể hòa nhập tốt với cộng đồng. Trong đó có các hoạt động như: đánh cờ, đọc sách, bóng chuyền hơi; Bida Bi Lắc; Yoga…các hoạt động được tổ chức quy mô tại khu liên hiệp thể thao của trung tâm. Hằng ngày các cán bộ trợ giúp xã hội xây dựng kế hoạch luyện tập, vui chơi, rèn luyện cho bệnh nhân phù hợp với sức khỏe thể chất và năng lực của từng bệnh nhân.
Ảnh: Các hoạt động thường ngày của bệnh nhân tại khu liên hiệp thể thao của Trung tâm
Ảnh: Hoạt động đọc sách của bệnh nhân.
Việc phát triển sân chơi phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe tại chỗ, hạn chế bệnh nhân chuyển viện, tăng cường sự tương tác, phục hồi sự tự tin của người tâm thần giúp họ phục hồi chức năng, góp phần xây dựng ngôi nhà chung an toàn, đáng tin cậy cho những người yếu thế, tạo dựng được niềm tin cho gia đình và cộng đồng./.
Bài Viết: Phương Oanh
Trung tâm Chăm sóc và PHCN người tâm thần số 2