Anh nuôi – Nơi hồi sinh những mảnh đời bất hạnh

Mỗi ngày “Anh nuôi” đỏ lửa, là một ngày nhen nhóm thêm bếp lửa tình thương trong cuộc sống quanh ta, cần lắm những tấm lòng nhân ái để truyển tải thông điệp sống để yêu thương. Những hành động, những việc làm rất đỗi bình dị hằng ngày được ví như “bếp lửa tâm hồn có sức lan tỏa rất lớn” giúp chúng ta tin tưởng về những tấm người tốt, việc tốt. Từ sức thu hút mạnh mẽ của phong trào giới thiệu những tấm gương “người tốt, việc tốt” trong cuộc sống thường nhật, những việc làm rất đỗi bình dị, nhưng mang giá trị nhân văn sâu sắc. Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ kính yêu từng căn dặn: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp” tôi chiêm nghiệm trong cuộc sống và nhận ra hình ảnh người Anh nuôi – Đồng chí Chu Văn Hòa – cán bộ cấp dưỡng Phòng Chế độ dinh dưỡng – Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 2 Hà Nội.

 Anh luôn hiện hữu là một người cán bộ luôn nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng. Được đồng chí, đồng nghiệp suy tôn là “người nghệ sỹ trên mọi mặt trận”. Sự hi sinh của anh cho đi mà không hề nhận lại, cho đi tinh thần, trách nhiệm và nhận lại niềm vui, những bữa ăn an toàn, đủ dinh dưỡng làm ấm lòng những mảnh đời bất hạnh chính là những món quà tinh thần vô giá gửi tới người Anh nuôi.

Nói về tấm gương rất đỗi bình dị của một người anh nuôi, trong căn bếp anh là một người đầu bếp chuyên nghiệp, đã từng tốt nghiệp trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội năm 2002; ra trường lăn lộn tại các nhà hàng Á, Âu ở Thủ đô trong suốt 08 năm, có lẽ đó là khoảng thời gian để anh rèn luyện bản lĩnh, vững tâm với nghề mà được người ta cho rằng “nghề làm dâu trăm họ”. Thế rồi cuộc sống của anh bước sang ngã rẽ mới khi quyết định rời xa nơi phồn hoa phố thị về với nơi vùng quê xa thành phố.

Đó cũng là dấu mốc để người cán bộ chính thức bước chân vào nghề – ấy là năm 2011 anh trở thành cán bộ của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số VII, là tiền thần của Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 2 Hà Nội nơi chúng tôi đang công tác hiện nay. Với điều kiệm công tác ở xa thành phố cùng với những kỷ luật nghiêm ngặt tại môi trường giáo dục đặc thù. Khi đó anh không tránh khỏi những bỡ ngỡ trong công việc, ngày đầu anh được nhận nhiệm vụ quản lý học viên, với đối tượng đặc thù là người cai nghiệm ma túy. Nhưng không vì thế mà người cán bộ trẻ lại chùn bước, có lẽ khó khăn thử thách cũng chính là động lực để anh trưởng thành hơn khi bước sang ngã rẽ của cuộc đời, có được những bước đi vững chắc trên con đường mà mình đã lựa chọn. Đôi khi chính những học viên cai nghiện lại giúp anh đúc rút ra nhiều bài học kinh nghiệm sống trong môi trường tập thể, để rồi các bạn học viên mỗi khi gặp anh chào anh với ba tiếng thân thương “em chào thầy” chữ thầy ở đây thật nhiều ý nghĩa! Trong những buổi sinh hoạt dưới cờ, những giờ “giao ban day – top” anh luôn chia sẻ những kiến thức, kỹ năng sống cho những bạn học viên đã từng một thời lầm lở sống tran hòa có tinh thần trách nhiệm với bản thân trước khi trở về tái hòa nhập cộng đồng.

Năm tháng trôi qua, thế rồi một lần nữa “nghề chọn người, chứ người không chọn được nghề” anh được đơn vị điều động làm công tác cấp dưỡng chính thức người đầu bếp chuyên nghiệp đã trở thành anh nuôi chăm chút từng bữa ăn cho những mảnh đời bất hạnh. Anh tâm sự “Trên vai tôi vác bao gạo, tải rau, bàn tay tôi luôn ngâm trong nước, mặt luôn rát lửa. Nhưng trong lòng rộn ràng hát một bài ca: ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ thuộc về ai…tạo đồng lực cho chính bản thân mình và những người đồng chí, đồng nghiệp gắn bó hơn với công việc”.

Đồng chí càng thấm thía hơn sự bất hạnh của người bệnh khi ăn không biết no, đói không biết bảo, không tự xúc được miếng cơm lên miệng chia sẻ với anh trong lúc hỗ trợ bệnh nhân ăn hằng ngày anh bày tỏ“đối với người làm nghề làm dâu trăm họ là rất vất vả, tuy nhiên đau lòng hơn khi những thực khách của mình không biết phản hồi để mình điều chỉnh, thì cần lắm lương tâm và đạo đức của người đầu bếp, cũng là con người nhưng những mảnh đời bất hạnh nơi đây cần lắm những tấm lòng vàng coi người bệnh đặc biệt như chính người thân của mình, coi bữa ăn của họ như chính bữa ăn của gia đình mình, trong khi chế độ của đối tượng có hạn thì tôi thường nhắc nhở bản thân cơm ngon đâu bởi nhiều tiền, vẫn tiêu chuẩn ấy cộng thêm nhiệt tìnhnhững lời chia sẻ của Anh nuôi – Chu Hòa khiến chúng tôi thật vô cùng xúc động.

Thực tế đã minh chính cho một hình ảnh đẹp nói đi đôi với làm, anh đã chủ động bằng những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của mình tham mưu xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng. Dù mùa đông lạnh giá, hay mùa hè đổ lửa bữa cơm ấm tình người trong bếp bếp ăn tập thể luôn nóng cả 4 mùa trong năm. Anh cùng đồng chí, đồng nghiệp luôn tất bật, khẩn trương chế biến thực phẩm người thoăn thoắt thái thịt, nhặt rau, người mồ hôi nhễ nhại đảo cơm cho chín đều, người trong lò hơi ngột ngạt… để có bữa sáng vào lúc 6h30 giờ, công việc anh và các cán bộ phải bắt đầu từ hơn 4 giờ sáng. Ngay sau bữa sáng, các cán bộ cấp dưỡng lại nhanh chóng dọn rửa bát, đĩa, soong, chảo, nhận thực phẩm, rồi lại tất tả vào bếp xào xào, nấu nấu. Từng thao tác chế biến, nấu nướng rất nhanh nhẹn, thuần thục chuẩn bị cho bữa trưa, tối. Anh cho biết thêm: “Ngoài sức khỏe tốt, nấu ăn ngon, chúng tôi luôn nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đúng thực đơn, đa dạng chế biến để người bệnh ăn ngon miệng, sao cho đẹp trên, vừa dưới. Đặc biệt vào mùa đông, cơm, canh phải chia sát giờ ăn để giữ nóng đồ ăn, thức phải phù hợp với bệnh nhân liệt, bệnh nhân già, trẻ em, bệnh nhân cao huyết áp…”. Trong suốt những tháng ngày dịch bệnh Covid – 19 hoành hành anh cùng đồng chí đồng nghiệp xây dựng thực đơn phù hợp với chế độ ăn của bệnh nhân góp phần nâng cao sức đề kháng và dập dịch trong thời gian ngắn nhất. Công sức mà anh cùng đồng chí, đồng nghiệp đã đóng góp vào công tác chăm sóc và phục hồi chức năng cho gần 700 mảnh đời bất hạnh trong ngôi nhà chung hạnh phúc này.

 

Hình ảnh: Anh nuôi – với những công việc thường nhật

Hơn ai hết trong quá trình chăm sóc dinh dưỡng trực tiếp người bệnh chủ yếu là những bệnh nhân tâm thần lang thang vô gia cư họ còn không nhận ra cả chính mình nữa thì mong gì họ bù đắp về vật chất. Nhưng anh và những người đồng nghiệp vẫn lao vào mặt trận chăm sóc dinh dưỡng cho những con người yếu thế. Chia sẻ với bệnh nhân “Vô Danh” trong lúc tỉnh táo bệnh nhân kể: “Tôi trước đây đi lang thang ngoài xã hội khi thì xin được ăn, khi thì bới thùng rác có gì ăn nấy; nhưng giờ đây tôi được ăn no mặc ấm, nhất là mỗi khi ăn cơm chú Hòa thường hỏi hôm nay bác ăn vừa miệng không? Tôi thật xúc động, cảm ơn cán bộ nhiều lắm! Đó chính là những lời chia sẻ từ chính những mảnh đời bất hạnh, anh đã đạt được món quà tinh thần cao quý nhất đó là niềm tin, yêu của chính người bệnh.

Đối với đồng chí đồng nghiệp anh nhận thấy bao nỗi vật vả của cán bộ nữ với công việc lao động chân tay, đồng chí sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp, người cán bộ cần mẫn ấy không hề tỏ ra mệt mỏi luôn phát huy nội lực của mình với công việc, đoàn kết tương trợ với đồng chí đồng nghiệp. Anh thường nói gặp nhau tay bắt mặt mừng; tấm lòng hoan hỉ nụ cười trên môi”. Anh luôn tạo tôi một niềm tin hãy truyền năng lượng sống tích cực cho những người quang ta.

“Người nghệ sỹ trên mọi mặt trận” đó là câu nói mà đồng chí đồng nghiệp luôn dành cho anh. Được trời phú cho giọng ca vàng anh luôn tỏa sáng trên sân khấu – là một ca sỹ không chuyên luôn mang lời ca tiếng hát như món quà tinh thần gửi tới khán giả. Hình ảnh của anh luôn hiện hữu trong sự năng động nhiệt huyết anh luôn nhiệt tình tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ do ngành, địa phương phát động. Góp phần tô điểm và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của gia đình và cộng đồng. Đối với người nghệ sỹ không chuyên này luôn gieo năng lượng tích cực cho mọi người, ở cơ quan anh luôn có ý thức trong việc xây dựng môi trường làm việc văn minh – chuyên nghiêp – thân thiện. Trong gia đình anh luôn phát huy vai trò là người trụ cột xây dựng hạnh phúc gia đình. Sau những nỗ lực của bản thân nhiều năm liền anh được tặng thưởng danh hiệu chiến sỹ thi đua. Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ảnh: đồng chí Chu Hòa và gia đình tham gia các hội thi biểu diễn văn hóa văn nghệ.

  Khi viết những dòng kết này, tôi định tìm hình ảnh hoa mĩ nào đó để nói về một người cán bộ luôn mang trong mình khát khao sống đẹp, với lý tưởng cách mạng rực lửa như trái tim của người cán bộ, đảng viên, người gánh trên vai xứ mệnh trợ giúp những mảnh đời bất hạnh. Nhưng trong đầu chợt liên tưởng đến bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu:

“Tôi đã là con của vạn nhà

       Là em của vạn kiếp phôi pha

    Là anh của vạn đầu em nhỏ

          Không áo cơm, cù bất cù bơ…”

          Tôi tin, khi đã có lý tưởng tốt đẹp ấy, không thể có rào cản nào làm khó được “Người nghệ sỹ trên mọi mặt trận”  trong lòng cán bộ và những mảnh đời bất hạnh nơi mảnh đất hồi sinh này./.

Bài viết: Phương Oanh

Trung tâm Chăm sóc và PHCN người tâm thần số 2 Hà Nội