Hãy trao cho “những mảnh đời yếu thế” cơ hội, họ có thể làm nên những điều bất ngờ

        Đến với “mảnh đất hồi sinh những những mảnh đời yếu thế” nơi đang chăm sóc và phục hồi chức năng cho trên 700 bệnh nhân tâm thần, ấy là Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 2 Hà Nội. Bạn có thể dễ dàng gặp những hình ảnh thường nhật đó chính là những nghệ nhân, những công nhân, những người thợ không chuyên đang hăng say lao động lý liệu, lao động trị liệu phục hồi chức năng.

           Đối với mỗi chúng ta lao động là để tạo ra của cải vật chất, rèn luyện sức khỏe, phát triển tư duy, cống hiến cho gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Nhưng đối với những mảnh đời yếu thế nơi đây – những người bệnh tâm thần họ là nhóm xã hội đặc biệt yếu thế vì thế cần sự trợ giúp của toàn xã hội. Thông qua các hoạt động giáo dục, dạy nghề, lao động lý liệu, lao động trị liệu phục hồi chức năng để giúp họ phục hồi năng lực hành vi và tái thiết chức năng xã hội. Trên thực tế họ gặp khó khăn về nhiều mặt trong cuộc sống, trong đó có khó khăn về học tập, việc làm, sự kỳ thị, sức khỏe… chính những đặc điểm tâm lý, năng lực nhận thức hành vi, khả năng tư duy, cũng như sức khỏe thể chất của người tâm thần luôn ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp họ. Vì họ mắc bệnh nên ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và phục hồi chức năng bị giảm sút, trở ngại trong sinh hoạt, lao động, học tập…chẳng hạn người tâm thần muốn được tham gia vào các hoạt động mang tính sáng tạo nhưng do tư duy cùi mòn, rối loạn cảm xúc. Do vậy, họ không thể tham gia vào một số lĩnh vực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, cũng như bao người bình thường khác, những mảnh đời yếu thể nơi đây cũng có các nhu cầu cơ bản để sống và tồn tại, người bệnh có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe như mọi người để họ có thể duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định, có cuộc sống lành mạnh, chủ động tham gia các hoạt động hằng ngày, nhu cầu tham gia lao động, nhu cầu học tập kiến thức kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng.

            Chúng tôi đang nỗ lực trao cho họ một cơ hội được tham gia vào các hoạt động lao động trị liệu để giải quyết chính nhu cầu của họ. Qua thực tế hoạt động lao động trị liệu nhóm tại Trung tâm hiện nay đang triển khai các mô hình: làm nghề thủ công gấp giấy, điện vinakip, trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc cảnh quan… đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm mục đích vật lý trị liệu, phục hồi chức năng kết hợp với điều trị giúp người bệnh khôi phục các hoạt động về thể chất, các hoạt động lao động nâng cao sức khỏe tâm thần, phục hồi năng lực hành vi. Liệu pháp lao động nhóm là hình thức cơ bản nhất để người bệnh có sự tương tác với những người xung quanh, tương tác với công cụ lao động, hòa mình vào cuộc sống tập thể tái thích ứng xã hội. Chỉ có lao động có tổ chức thì những mảnh đời đặc biệt yếu thế nơi đây mới gắn bó với tập thể, tăng cường năng lực và khả năng vận động của người bệnh. Đồng thời tạo ra nguồn thu nhập, cải thiện cho cuộc sống của chính họ.

        Đồng chí Hoàng Thế Sơn – Chủ tịch Công đoàn, TP chăm sóc Khẩn cấp và dài hạn chia chia sẻ “hiện nay thực hiện công tác lãnh chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, ngoài công tác chăm sóc, đơn vị triển khai các mô hình lao động trị liệu phục hồi chức năng cho các đối tượng, dựa trên năng lực và nhu cầu thực tế của họ, với điều kiện sống tập trung, lao động tập trung, cơ sở vật chất đáp ứng được cho người bệnh tâm thần có thể hồi sinh trên mảnh đất này. Do vậy, hoạt động lao động trị liệu nhóm phát huy hiệu quả, thu hút sự tham gia của đối tượng nâng cao tính phối hợp, tương tác trong lao động giữa các thành viên mang lại năng xuất và hiệu quả lao động tốt hơn, giúp họ nâng cao năng lực bản thân và có thêm tiền lưu ký để cải thiện cuộc sống”.

Ảnh: Lao động trị liệu làm nghề thủ công gấp giấy

 

Ảnh: Lao động trị liệu làm nghề điện Vinakip

 

Ảnh: Lao động trị liệu trồng rau, chăm sóc cảnh quan

Ảnh: Lao động trị liệu làm nghề điện Vinakip

         Trao đổi với chị Vũ Cẩm Thịnh trong lúc tỉnh táo bệnh nhân có chia sẻ “em bị bệnh và vào trung tâm được 06 năm nay, giờ đây em không có gia đình, em coi Trung tâm như gia đình của mình vậy! cán bộ chính là người thân chăm sóc em, ngoài ra em có cơ hội được lao động trị liệu, rèn luyện sức khỏe, có thêm tiền lưu ký cải thiện thêm cuộc sống. Qua việc làm nghề giúp em thoải mái tinh thần và tránh nằm một chỗ và có mối quan hệ tốt với những người bệnh xung quanh. Em trân thành cảm ơn Trung tâm đã cho em một cơ hội được hồi sinh”.

 Bài Viết: Phương Oanh

Trung tâm Chăm sóc và PHCN người tâm thần số 2